CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CÂY XẠ ĐEN TỐT CHO SỨC KHỎE

385 lượt xem

1. Xạ đen là cây gì, có công dụng ra sao?

1.1. Cây xạ đen là loại cây như thế nào?

Xạ đen tên khoa học là Celastrus hindsii Benth; được biết đến với các tên khác như: bạch vạn hoa, cây bách giải, cây dây gối,… Đây là loại cây dây leo có thân gỗ, bám vào các cây lớn để leo khi mọc hoang nhưng khi được trồng thì cành sẽ bám đan xen với nhau tạo thành từng búi để mọc. Thân xạ đen tròn, dài 3 – 10m, khi còn non màu xám nhạt và không lông nhưng khi lớn lên sẽ chuyển sang màu nâu và có lông rồi dần dần chuyển sang màu xanh.

Lá cây xạ đen khi còn non có màu ánh tím

Lá cây xạ đen khi còn non có màu ánh tím

Ở nước ta, cây xạ đen mọc hoang nhiều ở khu rừng của vùng đồi núi phía Bắc như Ninh Bình, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế,… Thành phần hóa học của loài cây này gồm:

– Polyphenol: kaempferol 3-rutinoside, rutin, axit lithospermic, axit rosmarinic, axit lithospermic B.

– Triterpene và Sesquiterpene: 1b, 6a, estar agarofuran sesquiterpene, axit glucosyringic, loranthol, emarginatine E, lupenone,…

– Một số nhóm hợp chất khác: axit amin, tanin, flavonoid,…

1.2. Những công dụng của cây xạ đen đối với sức khỏe

Đến nay, tác dụng dược lý chủ yếu được nghiên cứu và ghi nhận của cây xạ đen gồm:

– Chống lại khối u: hợp chất polyphenol, flavonoid, quinone trong xạ đen có khả năng chống lại sự hình thành khối u đồng thời ức chế ngăn cản tế bào ung thư phát triển và làm cho chúng hóa lỏng nên dễ bị tiêu hủy từ đó hạn chế khả năng di căn của khối u.

– Chống oxy hóa: mọi hoạt chất có trong loại cây này đều có thể chống lại gốc tự do và khiến cho tác hại của nó đến tế bào bị giảm xuống.

– Duy trì huyết áp ổn định: dùng xạ đen mỗi ngày có thể ổn định huyết áp, nhất là với những người cao huyết áp. Riêng với người huyết áp thấp, muốn ổn định thì khi dùng xạ đen nên cho thêm vài lát gừng vào.

– Cải thiện chức năng và giải độc cho gan: hoạt chất có trong cây xạ đen có thể hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan, men gan cao, chống lại các bệnh gan thứ phát.

– Cải thiện giấc ngủ và cảm giác ngon miệng: xạ đen tương đối tốt với người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ thường xuyên, bị thiếu máu. Không những thế, loại cây này còn cải thiện tuần hoàn máu, giúp hỗ trợ chữa trị chứng chóng mặt hoa mắt.

2. Nhận diện cây xạ đen thật và sử dụng sao cho hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có loại cây xạ vàng có hình dạng bên ngoài tương đối giống xạ đen nhưng nó không hề có tác dụng gì với sức khỏe. Để tránh nhầm lẫn, người dùng cần biết được đặc điểm khác nhau như sau:

Cách phân biệt xạ đen thật và giả

Cách phân biệt xạ đen thật và giả

– Với cây tươi

+ Cây xạ đen: lá có sắc tím khi còn non, dày, có răng cưa; lớn lên lá có màu xanh đậm, thân cây màu sẫm.

+ Cây xạ vàng: lá mỏng và không có sắc tím, không có răng cưa; lớn lên lá cây có màu xanh.

– Với cây đã được phơi khô

+ Cây xạ đen: lá có mùi thơm nhẹ, không giòn, vụn nát; thân màu đen và thơm.

+ Cây xạ vàng: lá rất dễ bị vụn nát, khi phơi khô thường bị giòn; thân màu trắng nhạt và không hề có mùi.

3. Cách sử dụng cây xạ đen để tốt cho sức khỏe

3.1. Bộ phận sử dụng và liều dùng

– Bộ phận có thể sử dụng của cây xạ đen

Cành, lá, thân của cây xạ đen đều có thể dùng được. Phần lá cây có thể thu hoạch mọi thời điểm trong năm nhưng phần cành và lá cần đợi đến lúc cây già mới thu hoạch vì khi đó mới có dược tính cao.

Sau khi thu hoạch, đem các phần của cây xạ đen đi rửa sạch sau đó để ráo nước, cắt thành từng đoạn ngắn rồi đem sấy hoặc phơi khô. Khi đã hoàn tất khâu sơ chế, xạ đen được đóng túi để vào nơi thoáng mát, khô ráo để đem ra sử dụng dần.

– Liều lượng dùng xạ đen

Tùy vào bài thuốc hoặc dạng dược liệu được bào chế mà liều lượng sử dụng cây xạ đen sẽ có sự khác nhau. Khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 70g cây xạ đen. Để đạt công dụng tốt nhất cho sức khỏe, trước khi sử dụng, người dùng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.

3.2. Cách sử dụng cây xạ đen

Mặc dù xạ đen là một loại dược liệu tự nhiên tương đối lành tính nhưng nếu dùng sai cách và liều lượng vẫn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: đầy bụng, chóng mặt, đi ngoài, buồn ngủ,… Nếu dùng các bài thuốc từ xạ đen để điều trị ung thư kết hợp với các loại thuốc Tây thì nên uống thuốc cách nhau tối thiểu 30 phút để tránh tương tác thuốc và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nấu nước xạ đen uống với liều lượng phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Nấu nước xạ đen uống với liều lượng phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Người bị bệnh thận không nên dùng xạ đen để tránh nguy cơ suy giảm chức năng thận. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cũng là những đối tượng không nên dùng xạ đen.

3.3. Một số bài thuốc tốt cho sức khỏe từ cây xạ đen

– Bài thuốc dành cho người mắc bệnh gan

Dùng 50g thân và lá xạ đen kết hợp với 10g mật nhân và 30g cà gai leo đem nấu với 2 lít nước, sau khi sôi được 15 phút thì tắt bếp và lọc lấy phần nước để chia thành nhiều lần uống trong ngày.

– Bài thuốc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh

Lấy 70g lá và thân xạ đen nấu với 1.5 lít nước đến khi sôi thì giảm nhiệt và để trong 20 phút sau đó lấy phần nước để uống thay nước lọc.

– Bài thuốc dành cho người bị ung thư

Kết hợp 40g xạ đen với 30g bạch hoa xà và 20g bán chi liên đem sắc cùng 1.5 lít nước, đun đến khi chỉ còn 600ml thì chắt phần nước, để nguội và dùng làm nước uống trong ngày.

– Bài thuốc cầm máu và trị mụn nhọt

Sát trùng vết thương sạch sẽ rồi giã nát 3 – 5 lá xạ đen tươi để đắp lên vết thương sau đó băng lại.

Như vậy có thể thấy rằng công dụng mà cây xạ đen mang lại cho sức khỏe là rất lớn. Tuy nhiên, để đạt được mục đích sử dụng xạ đen một cách tối ưu, tốt nhất người dùng nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn để tránh trường hợp lạm dụng hoặc dùng sai cách dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên Website: duoclieungocthaochau.com để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết liên quan

Bình luận